BÀI ĐỌC THÊM KIẾN THỨC CHO CON CHÁU và CHO CHÚNG TA : TINH THẦN BẤT KHUẤT và CAN ĐẢM CỦA TỔ TIÊN DÂN TỘC VN - DÒNG GIỐNG LẠC HỒNG .

19 Tháng Mười Một 20225:00 CH(Xem: 780)
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.
Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.
Dòng Dõi Anh Hùng Hào Kiệt .
Ông vốn là người phường Thái Hòa của thành Thăng Long, theo Hoàng Xuân Hãn thì Thái Hòa cũng là tên một núi nhỏ ở phía Tây trong thành Thăng Long, bây giờ, ở phía nam đê Bách Thảo, gần chỗ rẽ xuống trường đua ngựa.
Họ gốc của Lý Thường Kiệt vốn không phải họ Lý, vì ông được ban quốc tính mới được mang họ Lý.
Họ gốc của ông Họ Ngô : thuyết này dựa theo "Phả hệ họ Ngô Việt Nam" cùng "Thần phổ Lý Thường Kiệt" do Nhữ Bá Sĩ soạn vào thời nhà Nguyễn. Theo sử liệu này, nguyên danh của ông là Ngô Tuấn (吳俊), biểu tự Thường Kiệt (常傑), sau được ban quốc tính nên có tên là Lý Thường Kiệt.
Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Sứ quân Ngô Xương Xí và chắt của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập – con trai trưởng của Anh Hùng Dân Tộc Ngô Quyền.

Lục Quân VN Hành Khúc - Nhạc Sĩ Văn Giảng .

Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang
Đi đi đi, lời thề nguyền, tung gươm thiêng, thi gan trai
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi...
... Phá tan tành ầm ầm đoàn quân xông pha
Thét oai linh tung gươm giết tan quân thù
Đoàn hùng binh say sưa nhìn trong trời sương
Ta anh hùng đời đời lục quân Việt Nam...

(NgheQua YouTube)

THÁI ÚY LÝ THƯỜNG KIỆT ĐƯA QUÂN ĐẠI VIỆT TẤN CÔNG QUÂN TỐNG TRƯỚC TẠI KHU VỰC QUẢNG TÂY - NAM TRUNG HOA .
Từ khi nhà Lý lên ngôi, Lý và Tống triều đã có nhiều tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực trên các khê động của các dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt – Trung. Các lãnh tụ của các sắc tộc này không theo hẳn về Lý hay Tống. Để có thể lôi kéo các động (làng hay bản) theo mình – cho việc mở rộng lãnh thổ- nhà Lý đã áp dụng một chính sách rất khôn khéo là gả các công chúa cho các lãnh chúa của các sắc tộc vùng này (37), vì thế một số động đã theo về phía nhà Lý.
Trước khi có việc nhà Lý mang đại quân đánh Tống, đã có những lần quân Đại Việt sang đánh Quảng Tây từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn).
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Ất Mùi, /Ứng Thiên/ năm thứ 2 /995/ Mùa xuân năm ấy, Chuyển vận sứ Lộ Quảng Tây nước Tống là Trương Quan, Binh mã giám áp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu là Vệ Chiêu Mỹ đều tâu rằng chiến thuyền của Giao Chỉ hơn trăm chiếc, xâm phạm trấn Châu Hồng, cướp bóc cư dân và lương thực rồi đi. Mùa hạ năm ấy, châu Tô Mậu nước ta lại đem 5 nghìn hương bình xâm lược Ung Châu nước Tống, bị Đô tuần kiểm Dương Văn Kiệt đánh phải trở về” .
Rồi những lần Lý triều mang quân vượt biên giới sang “tảo thanh” vùng này. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi lại như sau:
” Nhâm Tuất, [Thuận Thiên] năm thứ 13 [1022]. Xuống chiếu cho Dực Thánh Vương đi đánh Đại Nguyên Lịch. Quân ta [9b] đi sâu vào trại Như Hồng trong đất Tống, đốt kho đụn ở đó rồi về (Xét: Trại Như Hồng nước Tống giáp với trấn Triều Dương nước ta.)” (42)
” Kỷ Hợi , [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 1 [1059], (Tống Gia Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 3, đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc”.
“Canh Tý, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 2 [1060], (Tống Gia Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đi bắt những binh lính bỏ trốn vào đất Tống, bắt được chỉ huy sứ là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về”.
Thời Tống Thần Tông (Triệu Húc 趙頊 1068-1085), tể tướng Vương An Thạch (Wang Anshi 王安石), một chính trị gia nổi tiếng của Trung Quốc, với những đường lối canh tân khác với truyền thống. Ông đưa ra những chính sách đổi mới, với mục đích phụng sự vương quyền nhà Tống, điều này đã làm nhân dân ta thán. Triều Lý đã biết rõ những cải cách mà Vương An Thạch muốn làm. Đặc biệt là chủ trương mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc về phương nam. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư : “Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu [với vua Tống] rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá. Quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động , đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với nước ta”.
Để đề phòng việc xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ, Lý triều đã ra tay trước để hủy diệt việc chuẩn bị nam chinh của nhà Tống.
Ai đã chủ trương việc đánh Tống? Nhân Tông Lý Càn Đức (sinh tháng Giêng năm 1066) con của Ỷ Lan hoàng thái phi. Lý Thánh Tông băng hà năm 1072, Thái tử Càn Đức lên ngôi là Lý Thần Tông khi mới 7 tuổi. Ba năm sau là năm 1075, nhà Lý đánh Tống khi vua Thần Tông được 10 tuổi. Ỷ Lan Hoàng thái phi lúc này là Linh Nhân Hoàng thái hậu nhiếp chính. Đại quan của triều Lý là “Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị đại phu ra coi châu Nghệ An” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Vậy việc chủ trương đánh Tống phải do người đang nhiếp chính là thái hậu Linh Nhân , với những sự đồng thuận của các đại tướng như Lý Thường Kiệt và Tôn Đản của triều Lý. Tháng 11 năm 1075, nhà Lý đưa quân đánh Tống. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, Tông (Tôn) Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thủy, quân bộ đều tiến”.
Quân Đại Việt chia làm hai đạo, thủy quân do Thái uý Lý Thường Kiệt làm thủ lãnh, lục quân do đại tướng Tôn Đản chỉ huy.
Lục quân của tướng Tôn Đản chia quân làm ba đường, tấn công vào những trại quân Tống ở Quảng Tây gần biên giới Việt Nam - Trung Hoa , là các tiền đồn của Ung châu:
Từ châu Quảng Nguyên (Cao Bằng), quân Đại Việt tiến đánh chiếm Long Châu (Longzhou 龍州) và phủ Thái Bình (Taiping 太平) , sau đó tiến đến Ung châu, chuẩn bị hợp với các đạo quân khác tấn công thành này.
Từ châu Tô Mậu ( Quảng Yên), Việt quân tiến đánh trại Cổ Vạn và Thượng Tứ (Shangsi 上思), sau đó tiến về Ung châu.
Đại quân từ châu Quảng Lăng (cũng gọi là Lạng Châu, vùng Lạng Sơn) vượt ải Phá Lũy (Ải Nam Quan) đánh chiếm trại Vĩnh Bình , châu Tư Minh , đạt chiến thắng đễ dàng, tướng Tôn Đản kéo quân vây Ung châu để chuẩn bị đánh thành.
Thủy quân từ vùng biển Đồ Sơn vịnh Hạ Long men theo các đảo dọc bờ biển. Quân Đại Việt tiến qua trấn Như Hồng (kế biên giới Việt-Hoa) để đánh Khâm châu (Qinzhou 欽州), nơi này thất thủ. Sau đó tiến đánh Liêm châu (Lianzhou 廉州), châu này cùng số phận với Khâm châu. Hai châu Khâm và Liêm không có sức chống trả nào đáng kể. Sau một tuần, quân Đại Việt tiến lên phía bắc, phụ với lục quân của Tôn Đản đánh Ung châu, là nơi có sức chống trả cực kỳ mãnh liệt của dân quân thành Ung, do quan thủ thành là Tô Giám trấn giữ.
Tháng 12 năm 1075, thành Ung châu đã bị bao vây bởi Việt quân của Lý Thường Kiệt và Tôn Đản. Tô Giám đã can đảm và kiên trì chống lại những đợt tấn công của quân Đại Việt, hy vọng có viện binh đến giải vây. Nhà Tống được tin thành Ung châu bị vây đánh, sai Trương Thủ Tiết (張守節) mang quân từ thị trấn Liễu châu (Liuzhou 柳州) đến cứu, nhưng họ Trương đã bị tử thương ngày 4 tháng giêng năm1076 tại ải Côn Luân (Kunlun 崑崙). Thành Ung châu thất thủ dưới sự tấn công kịch liệt của quân lực Đại Việt .
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết về biến cố này như sau: ” Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn, phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không một người nào chịu hàng, giết hết hơn 5 vạn 8 nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn. Việt quân Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về.”
Việt quân sau khi đã hạ thành Ung châu (Nam Ninh), với mục đích phá hủy kế hoạch chuẩn bị nam chinh của Tống triều (?), đã không tiến đánh thêm những vùng khác, hay chiếm đóng các vùng quân Tống đã thất thủ. Việt quân đã kéo toàn bộ lực lượng trở về Đại Việt để chuẩn bị cho cuộc phục thù của nhà Tống (đã xảy ra hai tháng sau là tháng 4 năm 1076).
Ghi chú:
- Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn , quyển 1 (1/5): “Dưới Lý triều dân các khê động Việt – Hoa lục đục với nhau, một phần do Lý triều sui dục do mục đích bành trướng cương thổ … . Để thực hiện mưu mở rộng bờ cõi, nhà Lý cho họ Thân 1 (Ghi chú 1: Họ Thân vốn thuộc họ cũ là Giáp. Khê động của họ Thân gọi là Động – Giáp do tên họ của tù trưởng) châu mục ở động Giáp ba đời cái vinh dụ làm phò mã vì động Giáp giữ một địa điểm rất trọng yếu về quân sự. Nó cần đường lớn từ Ung châu tới nước ta và có hai ải rất hiểm trở: Ải Quyết Ly (Nv: Ải Nam Quan ngày nay) kề phía bắc Ôn châu và ải Giáp Khẩu tức Chi Lăng ở phía nam”.
-Thái Bình phủ Sùng Tả huyện ngày nay (Chongzuo 崇左市), khoảng giữa đường từ ải Nam Quan đến Nam Ninh (Ung châu).
-Trại Vĩnh Bình, châu Tư Minh gồm vùng đất thuộc thị xã Bằng Tường (Pingxiang 凭 祥) và thị trấn Ninh Minh (Ningming 宁明).
-Liêm châu cũng gọi là Hợp Phố (Hepu 合浦).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn