SÔNG NÚI NƯỚC NAM - ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT : NHỮNG DÒNG SÔNG , CON SUỐI BIÊN GIỚI - SÔNG LÔ và SUỐI THANH THỦY - TRỐNG ĐỒNG LŨNG CÚ (HÀ GIANG) NƠI ĐỊNH HÌNH LÃNH THỔ VIỆT NAM . (Phần 4 of 4)

14 Tháng Mười Một 20227:01 CH(Xem: 713)
Tỉnh Hà Giang nằm ở cực bắc Việt Nam, có vị trí :
Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng
Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai
Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Hoa .
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, ngoài hai đỉnh núi cao là Tây Côn Lĩnh (2419M-2427M) và Chiêu Lầu Thi (2402M), ở đây còn có các cao nguyên đá tai mèo lởm chởm đặc trưng với những vách đá dựng đứng.
Lịch sử​ Hà Giang .
Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu.
Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.
Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên.
Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.
Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông tức năm Ất Dậu 1707.
Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.
Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương Yên với bốn huyện: Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.
Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, "vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan". Đến đời Tự Đức thì chế độ "thổ quan" bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.
Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ.
Năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh.
Ngày 20 tháng 8 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).
Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3).
Ngày 17 tháng 9 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên.
Ngày 28 tháng 4 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định.
Trước năm 1945, Hà Giang có 4 châu Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang.
TRỐNG ĐỒNG LŨNG CÚ (HÀ GIANG) - TẢN MẠN VỀ CHỮ VIỆT CỔ (KHOA ĐẨU).
Lược Sử Tộc Việt
– Khái lược về chữ Việt cổ:
Từ hàng trăm năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu, Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “Khoa đẩu”.
Ở Việt Nam, từ lâu, những nhà nghiên cứu như: Trương Vĩnh Ký, Vương Duy Trinh, Lê Huy Nghiệm, Lê Trọng Khánh, Hà Văn Tần, Trần Trọng Thêm, Phạm Ngọc Liễn, Đỗ Văn Xuyền… cùng đông đảo các nhà nghiên cứu Việt kiều đã có những thành công đáng kể.
Qua các di chỉ khảo cổ, đặc biệt là các di chỉ thuộc nền văn minh Đông Sơn, trống đồng Lũng Cú, các bản khắc đá cổ… các nhà khoa học đã có những luận cứ chắc chắn, khoa học chứng minh cho sự tồn tại của chữ Việt cổ – chữ “Khoa đẩu” mà thuở xưa Hùng Quốc Vương cho khắc trên lưng rùa bản tóm tắt lịch sử nước ta tặng cho vua Nghiêu để tỏ tình hòa hiếu .
Theo cổ sử Trung quốc “vào thời Vua Nghiêu ( năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà – tỉnh Sơn Tây (Trung quốc) để trao tặng cho một con thần Quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có :" khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau ". Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch.
Sách Lĩnh Nam Chích Quái của ta cũng ghi rõ điều này.
Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái Tông cũng ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là (thời vua Nghiêu, nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu).
Đó chính là bộ chữ ẩn trong bộ chữ “Hỏa tự” do Tri châu Phạm Thận Duật tìm thấy ở Tây Bắc năm 1855 – 1856, cùng nhiều tài liệu khác có cùng cấu trúc đồng dạng – (Vương Duy Trinh năm 1903 là Tổng đốc Thanh Hóa, ông viết trong “Thanh Hoá quan phong” in năm 1903 đã cho rằng chữ Thái là chữ Việt cổ còn sót lại ở Tây Bắc. Vương Duy Trinh viết: “Vì thập châu (vùng Tây Bắc) là nơi biên viễn (biên giới xa) nên dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp (186) bắt bỏ hết để học Hán tự”.
Bộ chữ Thái thổ tự của Phạm Thận Duật phát hiện năm 1855 cũng ở vùng Tây Bắc.
Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt – Mường.
Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại.
Đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.
Bộ chữ Khoa đẩu ấy hình thành và phát triển đồng hành với dân tộc Lạc Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Bộ chữ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt cổ trước công nguyên, tồn tại song hành cùng ngôn ngữ Việt, thích ứng với đặc điểm ngôn ngữ Việt.

SUỐI THANH THỦY :
Suối Thanh Thủy chảy gần như song song với biên giới giữa Việt Nam - Trung quốc dài chừng 6 đến 8 Km , suối Thanh Thủy nhận nguồn nước từ sườn bắc của dãy Tây Côn Lĩnh cao 2427M và từ một số cao điểm dọc theo biên giới nằm phía bắc của con suối như 1545 , 1509 , 772 , 226 và các cao điểm bên trong như 1072 , 685 , 468 và 233... Dòng suối này cách cao điểm Núi Đất 1509M trên đường biên giới chừng 2-2,8Km về phía Bắc .
Con suối Thanh Thủy chạy theo hướng từ phía Tây nam sang Đông bắc và nhập nước vô sông Lô đang chảy từ Trung quốc qua lãnh thổ Việt Nam trước khi xuống tới Thị xã Hà Giang .
Điểm cao 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Đỉnh 1509M (Núi Đất) gồm 2 mỏm, đường biên giới Việt Nam -Trung quốc chạy qua giữa 2 mỏm này. Đỉnh 1250M (Núi Bạc) nằm dọc trên tuyến biên giới nhưng nằm phía đông sông Lô .
Phía nam suối Thanh Thủy, đối diện và cách cao điểm Núi Đất 1509 chỉ 2-3Km là dãy núi Tây Côn Lĩnh với độ cao trên dưới 2000M (cao nhất 2427M), vị trí như một tấm lá chắn của khu vực Hà Giang.
Dãy Tây Côn Lĩnh :
Với độ cao 2.427M, Tây Côn Lĩnh là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, là nóc nhà của núi rừng Đông Bắc.
Tây Côn Lĩnh là dãy núi nằm ở phía Tây Hà Giang, trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên.
Tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc leo lên được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi. Do đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh rất xa xôi, cách trở, lại chưa được định thành tuyến .
Theo kinh nghiệm từ những người đi trước, bạn có thể bắt đầu từ cửa biên giới Thanh Thủy ở huyện Vị Xuyên, cách Hà Giang hơn 20 Km về phía Tây bắc, đến ngã ba Xín Chải rồi hỏi đường người dân địa phương để lên được đỉnh Tây Côn Lĩnh.

KHÓI LỬA BIÊN THÙY .
Trận chiến ở cao điểm 1509 (núi Đất) năm 1984-Việt Nam và Trung quốc .
Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, Trung quốc bắn pháo liên tục vào các trận địa phòng ngự của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ngày 28-4, Trung quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772.
Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tấn công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất Việt Nam 500-2.000 m.
Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6.
Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam.
Để đối phó với âm mưu của Trung quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.
Cuối tháng 6-1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực Trung quốc từ trên xuống.
Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 binh sĩ hy sinh. Năm 1989, sư đoàn 356 giải thể.

Trung Cộng Xâm Lăng Việt Nam lần thứ hai (1984-1989) : Núi Đất (VN) hay Lão Sơn (Tàu), dù có gọi bằng cái tên gì chăng nữa, cũng vẫn là một ngọn núi của Việt Nam , tại xã Thanh Thủy , huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Trong trận chiến đẳm máu này, hai bên đã dành giựt quyền kiểm soát cứ điểm 1509m, được coi như là một vị trí chiến lược rất quan trọng về phía VN, được cũng cố xây dựng từ sau cuộc chiến biên gới 1979.
Thế là ngày 28-4-1984, vào lúc 5 giờ 50 sáng, Trung đoàn 118, Sư đoàn 40 BB, thuộc Quân đoàn 14, Quân khu Côn Minh, tiền pháo hậu xung, đồng loạt tấn công đỉnh 1509 và các cứ điểm quan trọng khác của VN. Cuộc chiến thật gay go vì gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân phòng ngự VN, cấp đại đội. Tất cả đã tử chiến trước quân thù, đặc biệt trong số này có 4 nữ cán binh CS, thà chịu chết trước súng phun lửa của giặc Tàu, chứ không đầu hàng. Vì vậy nên trận chién kéo dài tới 15 giờ 30 chiều mới kết thúc, giặc bỏ xác tại chỗ 198 tên, cùng một số khác bị thương nặng.
Này 11-6-1984 , một Tiểu đoàn CS tấn công tái chiếm núi nhưng bị đẩy lui. Ngày 12-7-1984, hai bên đụng độ lớn cấp Sư đoàn. Phía CS đã huy động tới 6 Trung đoàn Bộ binh của các SĐ312,313, 316 và 356 để tái chiếm đỉnh núi. Cuối cùng Trung đoàn 982 thuộc Sư đoàn 313 CS, đã tái chiếm được cứ điểm 1509, sau khi đã chịu tổn thất hơn 3700 người. Nhưng sau đó không biết vì lý do gì, chóp bu CS đã ra lệnh bỏ ngõ cứ điểm trên cho quân Trung Cộng tới tái chiếm.
Rồi lại giành giật từ 1984-1987 ở cấp Đại đội, cho tới ngày 13-2-1991 thì chấm dứt với kết quả : Trung Cộng hoàn toàn chiếm lĩnh Núi Đất 1509M và Núi Bạc 1250M nằm trong lãnh thổ Việt Nam tại tỉnh Hà Giang, và đổi lại tên Tàu là Lão Sơn và Giả Âm Sơn..
Cuộc chiến Biên Giới Việt - Hoa lần thứ hai, kéo dài từ năm 1984-1989 mới chấm dứt, do Cộng sản cao cấp tự bỏ đất rút quân, nhượng bộ lãnh thổ cho giặc Tàu-Trung Cộng .

Bài Hùng Ca : Hội Nghị Diên Hồng .

Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển
Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu
Gây oán nghìn thu
Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân
Hỡi đâu tứ dân!
Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới
Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn hương
Theo gió bay khắp miền sông núi réo đời.
Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương
Giống anh hùng nâng cao chí lớn
Giống anh hùng đua sức tráng cường.
Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan
Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân!
Đường còn dài
Hờn vương trên quan tái
Xa xa trông áng mây đầu non đoài
Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!
Quyết chiến luôn
Cứu nước nhà
Nối chí dân hùng anh
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!
Thề liều thân cho sông núi
Muôn Năm Lừng Uy!!

(NgheQua YouTube)

Hàng nghìn chiến-sĩ Việt Nam thương vong ngày cao-điểm trận chiến Vị-Xuyên.
Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có khoảng 600 người hy sinh.
Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.
Đúng như dự đoán, Trung quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.
Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa. Thanh niên các phường, xã hăng say luyện tập bên sườn núi. Hầm trú ẩn được xây dựng khắp nơi, từ trường học đến xí nghiệp, khu chợ. Học sinh đến đơn vị dân quân tự vệ đăng ký lên đường chiến đấu, phục vụ chiến trường biên giới.
Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên. Lúc này, Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.
Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.
Trên hướng Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.
Trung quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất Việt Nam . Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).
Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 Km2. Thị xã Hà Giang cách biên giới Thanh Thuỷ 20 Km không bị bắn phá nên sinh hoạt vẫn diễn ra trong không khí thời bình. Với cách đánh có chuẩn bị, Trung quốc kết hợp tấn công chính diện với bao vây vu hồi, tiến công liên tục bằng nhiều thế đội, trung bình 3-5 lần mỗi ngày, thay phiên chiến đấu, thực hành chiến thuật lấn đẩy với lực lượng từ cấp đại đội đến sư đoàn trên các điểm tựa ở Thanh Thuỷ và Tây Sông Lô.
Từ ngày 2/4 đến 27/4/1984, Trung quốc bắn pháo liên tục vào các trận địa phòng ngự của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới.
Ngày 28/4, Trung quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772.
Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tấn công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất Việt Nam 500-2.000 m.
Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6. Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam.
Giành lại Cao điểm 1509M
Để đối phó với âm mưu của Trung quốc ... Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.
Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.
Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh. Năm 1989, sư 356 giải thể.
Do Trung quốc khống chế các tuyến đường bộ nên quá trình vận chuyển thương binh ở hỏa tuyến rất khó khăn. Bộ đội vận tải phải qua vách đá, đèo dốc, nhiều chỗ phải trườn bò, dùng tời đưa thương binh xuống từng vách đá. Tỷ lệ thương vong của bộ đội vận tải tải thương chiếm 30% tổng số thương binh.
Việt Nam cũng 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn. Thời gian mỗi đơn vị chiến đấu phòng ngự tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên trung bình là 6-9 tháng . Hình thức chiến đấu của sư đoàn chủ yếu là phòng ngự, giữ từng mỏm đá, ngọn đồi và các điểm cao.
Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989.Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung quốc. Tuy vậy, đến nay chưa có tài liệu chính thức nào công bố tổng số người thương vong của hai phía. Cuộc chiến rất quyết liệt, căng thẳng và đau thương ../.

": Việt Nam Không Thể Nào Quên ! Việt Nam Hận Đời Đời "
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn