CHINH PHỤC LÂM VIÊN 18 [ Đường lên non thì cao . Tình yêu nước nung nấu ] : MỤC ĐÍCH HƯỚNG DẪN TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - TOPOGRAPHIC MAP CHO DI HÀNH TRÊN ĐỊA THẾ THIÊN NHIÊN MẶT ĐẤT VÀ THUẬT NGỤY TRANG - CAMOUFLAGE .

20 Tháng Tám 20225:39 CH(Xem: 852)
Đảo Trường Sa .
Tên khác: Trường Sa Lớn .
Spratly Island.
Địa lý
Vị trí đảo Trường Sa tại Biển Đông
Tọa độ 8°38′41″B 111°55′12″Đ
Diện tích : khoảng 0,365 Km²
Chiều dài : 1300 mét
Chiều rộng: 500 mét
Chủ quyền Quốc gia Việt Nam .
Tọa độ 8°38′47,2″ North 111°55′8,9″ East
Đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Island/Storm Island; tiếng Hoa: 南威岛; Hán-Việt: Nam Uy đảo; bính âm: Nánwēi dǎo) là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đảo có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 sau Bến Lạc, Thị Tứ và Ba Bình, nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (470,4 Km) và cách Vũng Tàu hơn 500 Km theo đường biển.
Đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc. Đảo này hiện đang do Việt Nam kiểm soát, có tên gọi chính thức in trên bản đồ hành chính Việt Nam và trên bia chủ quyền do nước này dựng trên đảo là Trường Sa, mặc dù rằng người ta cũng sử dụng rất rộng rãi biệt danh Trường Sa Lớn .
Địa lý và môi trường​ :
Tọa độ ghi trên bia chủ quyền đảo Trường Sa là 8°38′30″B 111°55′55″Đ.
Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo hướng Đông bắc-Tây nam. Đảo này dài 630M, rộng tối đa 300M và có diện tích 0,15 Km², xếp thứ tư về diện tích trong quần đảo; một số tài liệu nước ngoài ghi là 0,13 Km² . ĐHiện nay, đảo dài 1300M, rộng tối đa 500M. Theo Trung tâm chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS - Hoa kỳ), thì Việt Nam đã bồi đắp thêm khoảng 15 hectare cho đảo Trường Sa lớn . Theo như hình ảnh vệ tinh LandsatLook thì diện tích đất nổi sau khi bồi đắp của đảo là vào khoảng 36,5 hectare (0,365 Km²).
Bề mặt đảo cao khoảng 3,4 đến 5 m so với mực nước biển khi thủy triều xuống thấp nhất. Vành san hô bao quanh đảo cũng nhô lên khỏi mặt nước khi nước triều xuống. Thủy triều ở khu vực này tuân theo chế độ nhật triều.
Khí hậu ở đảo mang nét đặc trưng của quần đảo Trường Sa với mùa hè mát và mùa đông ấm. Từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa khô; từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau là mùa mưa. Trong mùa khô, nhiệt độ cao được duy trì từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ nhưng sóng yên biển lặng. Vào mùa mưa, nhiệt độ trong ngày thấp hơn nhưng dông bão thường xuyên xảy ra.
Đảo Trường Sa có giếng nước lợ có thể dùng để tắm giặt và tưới cây. Thực vật nơi đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống biển, phi lao, phong ba, xương rồng và một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng sinh trưởng và phát triển kém do khí hậu khắc nghiệt. Người trên đảo trồng thêm chuối, đu đủ, ớt và nhiều loại rau xanh, rau gia vị.
Lịch sử​
Thời Pháp thuộc, ngoài tên gọi Spratly, đảo còn có tên île de (la) Tempête (tạm dịch: đảo Bão Tố), khởi nguồn từ tên gọi Horsburgh's Storm Island trong tiếng Anh, vốn do nhà Thủy văn học người Scotland James Horsburgh đặt ra. Riêng danh xưng Spratly có từ năm 1843, do thuyền trưởng Richard Spratly đặt, viết đầy đủ là Spratly's Sandy Island.
Nhật Bản khảo sát đảo Trường Sa vào năm 1918, có thời gọi tên đảo này là Nishitorishima (西鳥島 (Tây Điểu đảo) , tạm dịch: "đảo chim ở phía tây"?).
Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse ra quần đảo Trường Sa và thượng cờ Pháp trên một gò đất cao thuộc đảo Trường Sa.
Thời điểm đó, Pháp có thấy ngư dân Trung Hoa trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ.
Cuối tháng 7 năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động chiếm các đảo thuộc Trường Sa và liệt kê một danh sách kèm theo, trong đó ghi rằng họ chiếm đảo Trường Sa vào ngày 13 tháng 4 năm 1930.
Đầu thập niên 1960, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có vài lần viếng thăm đảo Trường Sa.
Trong năm 1963, ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hòa đã ghé thăm và xây dựng lại các bia đánh dấu một cách có hệ thống trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, và bia trên đảo Trường Sa được dựng ngày 19 tháng 5 năm 1963.
Sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cho quân đồn trú trên đảo từ tháng 2 năm 1974.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Hải quân CS Việt Nam đồn trú trên đảo này từ đó đến nay.
Hành chính​ . Với Việt Nam, đảo Trường Sa đóng vai trò đảo chính trong số các thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa do VN kiểm soát.
Toàn bộ Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ cận thuộc cụm Trường Sa và cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) như đảo An Bang, đá Thuyền Chài.

Đại cương về Quần đảo Trường Sa :
Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; giản thể: 南沙群岛; phồn thể: 南沙群島; Hán-Việt: Nam Sa Quần đảo; bính âm: Nánshā Qúndǎo; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Ngày nay, quần đảo này đang ở trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ ở các mức độ khác nhau giữa 6 quốc gia, lần lượt là Brunei, Đài Loan, Trung quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Địa lý tự nhiên :
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay rạn đá san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 Km² (nguồn khác: 410.000 Km²) ở giữa biển Đông.
Ghi chú : Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 Km, từ bắc xuống nam là 600 Km với độ dài đường bờ biển đạt 926 Km.
Mỗi tài liệu lại có một con số thống kê riêng về số lượng thực thể địa lý của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm (CIA), 137 "đảo-đá-bãi" , khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung quốc).
Quần đảo Trường Sa :
Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 Km² (nguồn khác: 11 Km² ) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa.
Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4M so với mực nước biển.
Cả quần đảo bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy có phương đông bắc - tây nam và tây bắc - đông nam, gồm ba nhóm chính là nhóm đứt gãy đông bắc - tây nam (nổi bật nhất), nhóm đứt gãy tây bắc - đông nam và nhóm đứt gãy hướng kinh tuyến - á vĩ tuyến (lệch so với vĩ tuyến).
Ba nhóm này chia quần đảo Trường Sa thành ba cụm đảo có quy mô khác nhau:
Cụm thứ nhất: tập hợp các thực thể ở phía bắc Trường Sa với mật độ phân bố dày và đồng đều, như cặp đảo Song Tử, bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, Loại Ta, đá Cá Nhám, đảo Ba Bình, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và đá Lớn.
Cụm thứ hai: tập hợp các thực thể ở phía đông và đông nam Trường Sa với mật độ phân bố thưa và đều, như đảo Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Suối Ngà, đá Suối Ngọc, đá Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, đá Tiên Nữ và đá Công Đo.
Cụm thứ ba: tập hợp các thực thể ở phía nam và tây nam, phân bố rời rạc và rất không đồng đều về mặt kích thước, như đá Lát, đảo Trường Sa, đá Tây, đá Đông, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đảo An Bang, đá Thuyền Chài, đá Kỳ Vân, bãi Kiêu Ngựa và bãi Thám Hiểm./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn