LỊCH SỬ HỘ TỐNG HẠM HQ-10 NHẬT TẢO - ANH HÙNG BIỂN XANH 19-1-1974 : HẠ THỦY 1943 US-NAVY [USS SERENE ( AM-300 )] - GIA NHẬP HQ-VNCH 1964 [HQ-10 NHẬT TẢO].

19 Tháng Giêng 20226:45 CH(Xem: 2304)
HUYỀN SỬ CỦA MỘT ANH HÙNG BIỂN XANH .
USS Serene (AM-300)
History
United States
Name USS Serene
Builder Winslow Marine Railway and Shipbuilding Company, Seattle
Laid down 8 August 1943
Launched 31 October 1943
Sponsored by Miss Maxine Noblett
Commissioned 24 June 1944
Decommissioned 19 July 1946
Reclassified MSF-300, 7 February 1955
Stricken 1 August 1964
Fate Transferred to South Vietnam, 24 January 1964
History
Naval ensign of South Vietnam.svg
Name RVNS Nhật Tảo (HQ-10)
Acquired 24 January 1964
Fate Sunk in Battle of the Paracel Islands, 19 January 1974
General characteristics
Class and type Admirable-class minesweeper
Displacement 650 tons
Length 184 ft 6 in (56.24 m)
Beam 33 ft (10 m)
Draft 9 ft 9 in (2.97 m)
Propulsion 2 × ALCO 539 diesel engines, 1,710 shp (1.3 MW)
Farrel-Birmingham single reduction gear
2 shafts
Speed 14.8 knots (27.4 km/h)
Complement 104
Armament 1 × 3"/50 caliber gun
6 × Oerlikon 20 mm cannon
4 × Bofors 40 mm gun
1 × Hedgehog anti-submarine mortar
4 × Depth charge projectors
2 × Depth charge racks
2 × Minesweeping paravanes
Service record
Part of: US Pacific Fleet (1944-1946)
Atlantic Reserve Fleet (1946-1964)
Republic of Vietnam Navy (1964-1974)
Operations: Battle of Iwo Jima
Battle of the Paracel Islands
Awards: 6 Battle stars
USS Serene (AM-300) was an Admirable-class minesweeper built for the United States Navy during World War II. She served in the Pacific Ocean and was awarded six battle stars. She was decommissioned and placed in reserve in 1946. In January 1964, the former Serene was transferred to South Vietnam as RVNS Nhật Tảo (HQ-10) in the Republic of Vietnam Navy. She was sunk in January 1974 during combat with Chinese forces in the Battle of the Paracel Islands.
Contents
1 U.S. Navy career
2 Republic of Vietnam Navy
U.S. Navy career​
Serene was laid down on 8 August 1943 by the Winslow Marine Railway and Shipbuilding Co. of Winslow, Washington, launched on 31 October 1943, sponsored by Miss Maxine Noblett, and commissioned on 24 June 1944, Lt. James E. Calloway in command. Following shakedown off southern California, Serene sailed for Pearl Harbor on 29 August. After arriving on 6 September, she performed ocean escort duty on convoy runs from Hawaiʻi to Eniwetok and San Francisco into December; then participated in fleet and type exercises until mid-January 1945. On 22 January, she got underway to escort Tractor Group Able to the Marianas to prepare for the Iwo Jima campaign.
Screening USS Terror (CM-5), flagship of TG 52.3, Serene arrived in the Volcano Islands area on 16 February and commenced sweeping operations in an area some 15 miles south of Iwo Jima. On the 17th, her division MinDiv 36, moved closer to the target area. Through the 18th they cleared the approaches to the landing beaches. As the troops landed on the 19th, the smaller YMS's were fuelled; and, from the 20th to the 28th, the minesweepers conducted anti-submarine patrols. Returning to the Marianas on 5 March, Serene departed again on the 7th and headed for Ulithi, the staging area for Operation Iceberg, the invasion of the Ryukyus.
Departing Ulithi on 19 March, she swept enemy minefields in the Kerama Retto on the 25th and 26th; then, after that anchorage was secured, participated in the sweeping operations preceding the main assault on Okinawa. On the 31st, she took up duty as a marker vessel and antisubmarine patrol ship off Kerama Retto. After the 1 April landings on the Hagushi beaches, she continued her patrol duties and provided assistance to damaged shipping. On the 6th she picked up survivors of the SS Hobbs Victory. On the 7th, she resumed sweeping operations in the sea-lanes in the Kerama Retto Okinawa area; and, at mid-month, cleared the approaches to the assault beaches on Ie Shima. On 16 April, she returned to Kerama Retto for availability; then resumed patrol and sweeping duties which she continued until sailing for Ulithi on 4 May.
On 28 May, Serene returned to the Ryukyus in the screen of convoy UOK 16. Early in June, she shifted from Nakagusuku Wan (Buckner Bay) to Kerama Retto, off which she performed patrol duty until the 7th; A week later, she resumed sweeping operations which she continued in the Mayako Jima area until the 23d. In early July, she escorted an LST convoy to Leyte where she was undergoing overhaul when hostilities ended in mid-August.
Then assigned to post-war minesweeping operations Serene swept mines in the Yellow Sea, off Korea, during late August and early September. On 7 September, her group became the Sasebo Sweep Group; and, on the 9th Serene commenced operations to clear the entrance to Nagasaki. For the remainder of the month, she continued sweeping operations off the west coast of Kyūshū. In October, she assisted in clearing the eastern end of Tsushima Strait; and, in early November, she returned to the waters off Korea to operate off the east coast in the Sea of Japan. At mid-month, she resumed operations in the Tsushima Strait to clear the shallow waters at the western end.
On 12 December, she sailed for home. Designated for inactivation Serene arrived at Galveston, Texas, on 26 January 1946. On 8 May, she shifted to Orange where she was decommissioned on 19 July and berthed with the Texas Group, Atlantic Reserve Fleet. Serene earned 3 battle stars during World War II and 3 during post-war minesweeping operations.
Reclassified MSF-300 on 7 February 1955, Serene remained in reserve until July 1963. Converted to a patrol and escort craft, she was transferred, under the Military Assistance Program, to the South Vietnam on 24 January 1964. Her name was struck from the Naval Vessel Register on 1 August 1964.
Republic of Vietnam Navy​
The former Serene was renamed RVNS Nhật Tảo (HQ-10) in Republic of Vietnam Navy service; Nhật Tảo translates to “serene”.
On 7 August 1967, North Vietnamese forces began to overrun Coastal Group 16’s base at Sông Trà Khúc River, about 70 miles southeast of Đà Nẵng. Nhật Tảo delivered heavy fire on enemy forces. USS Camp and USS Gallup arrived in support. After several hours of naval gun fire, one U.S. and two ARVN infantry companies arrived and launched a counterattack retaking the base. Nhật Tảo remained on station through the night provide continued fire support.
19-1-1974 HỘ TỐNG HẠM HQ-10 NHẬT TẢO THAM CHIẾN TRẬN HOÀNG SA ( PARACEL ISLANDS ).
DIỄN TIẾN :
Khi VNCH tức NVN mở những cuộc nghiên cứu về tiềm năng dầu hỏa dưới lòng biển vùng trung và nam Biển Đông từ năm 1972, thì Trung Cộng ra tuyên bố tái xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Nam Sa và Tây Sa của Trung Cộng. Phản ứng lại, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc chính thức bác bỏ luận điệu gây hấn và lên án ý đồ xâm lăng của Trung Cộng.
Trong thời gian nầy, khoảng tháng 10-1973, một chiếc tàu đánh cá người Trung Hoa xin vào Hoàng Sa tránh bão. Hoàng Sa có đài khí tượng, hải đăng, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền, do một trung đội Địa phương quân đóng giữ. (Hồ Hải, “Trận Hải Chiến Hoàng Sa, 45 Năm Trước”, điện báo Calitoday, 28-1-2019. Ông Hồ Hải là sĩ quan trưởng ngành Vô tuyến điện thuộc Khối Hành Quân, cũng là sĩ quan truyền tin bên cạnh đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trưởng cuộc hành quân, trên soái hạm HQ-5.)
Lúc đó, quân phòng thủ VNCH trên Hoàng Sa, vô tư giao thiệp và giúp đỡ nhóm người xin tránh bão. Thực chất đây là một tàu Trung Cộng, giả làm tàu đánh cá, đưa người đến đảo dò thám. (Theo lời kể ngày 13-12-2009 của cựu thiếu tá Phạm Văn Hồng. Thanh Phong ghi lại trong bài “Biển Đông dậy sóng”, nhật báo Viễn Đông, California, ngày 21-12-2009. Cựu thiếu tá Phạm Văn Hồng là sĩ quan Lãnh thổ Phòng 3, Quân đoàn I, theo tuần dương hạm HQ16 ra Hoàng Sa công tác.)
Nhân ngày Quốc khánh 1-11-1973, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu làm lễ đốt đuốc dầu tượng trưng để báo tin Việt Nam có mỏ dầu và xác định lại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đáp lại, ngày 11-1-1974, ngoại trưởng Trung Cộng một lần nữa lên tiếng rằng hai quần đảo trên đây thuộc chủ quyền Trung Cộng; đồng thời Trung Cộng gởi hai chiến hạm đến đảo Cam Tuyền (hay Hữu Nhật tức Robert Island).
Về phía VNCH, ngày 15-1-1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ 16) do trung tá hạm trưởng Lê Văn Thự chỉ huy, đưa Địa phương quân tỉnh Quảng Nam và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa để thay thế toán ở ngoài đó hết hạn kỳ. Trên tàu còn có một nhân viên dân sự Hoa Kỳ tên là Gerald Kosh, nhiệm vụ không rõ, và một toán gồm có thiếu tá Bộ binh Phạm Văn Hồng, sĩ quan Lãnh thổ Phòng 3, Quân đoàn I, và hai trung úy Công binh cùng hai trung sĩ phụ tá ra đảo Hoàng Sa nhằm nghiên cứu thiết lập một phi trường quân sự. (Thanh Phong, “Biển Đông dậy sóng”, nhật báo Viễn Đông, California, ngày 21-12-2009 viết theo lời kể của cựu thiếu tá Phạm Văn Hồng,)
Khi đến Hoàng Sa vào sáng hôm sau (16-1), HQ 16 phát hiện một chiếc tàu Trung Cộng sơn màu xanh lá cây đậm, trang bị đại bác 25 ly đang chạy về hướng đảo Quang Hòa (Duncan). HQ 16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng rời hải phận Việt Nam. Tàu Trung Cộng không trả lời. Khi HQ 16 tiến lại gần, thì tàu Trung Cộng bỏ chạy.(Lời kể của ông Đặng Quốc Tuấn, người có mặt trên HQ 16 trong trận Hoàng Sa, trình bày tại buổi “Lễ Tưởng Niệm Ngày Hoàng Sa”, tổ chức tại Nieuwegein (Hòa Lan) ngày 23-1-2011, đăng trên điện báo Vietland ngày 28-1-2011.)
Tuần dương hạm HQ 16 quan sát đảo Quang Hòa thì phát hiện đảo đã bị chiếm, có nhiều lính Trung Cộng, có chòi canh cắm cờ Trung Cộng. Quan sát tiếp, HQ 16 nhận thấy các đảo Duy Mộng (Drummond), Cam Tuyền không có người nhưng có cắm cờ Trung Cộng. Sáng 17-1, HQ 16 cho 10 người đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money). (Lời kể của ông Đặng Quốc Tuấn, điện báo Vietland ngày 28-1-2011.)
Trong khi đó, cũng ngày 17-1-1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải (V1DH) ở Sơn Chà (Tiên Sa), tại Đà Nẵng. Nghe tư lệnh Hải quân V1DH là phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trình bày tình hình, tổng thống Thiệu liền viết tay tại chỗ, chỉ thị trực tiếp cho tư lệnh Hải quân V1DH, đại ý như sau: 1) Ôn hòa mời chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam. 2) Nếu họ không thi hành thì được quyền nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm. 3) Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng võ khí để bảo vệ lãnh thổ VNCH. (Hồ Văn Kỳ Thoại, Can trường trong chiến bại, Falls Church, VA: Tác giả tự xuất bản, 2007, tt. 158-159.)
Ngoài biển khơi, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ 4) do trung tá hạm trưởng Vũ Hữu San chỉ huy, đến vùng biển Hoàng Sa ngày 17-1 và cùng HQ 16 ép các chiến hạm Trung Cộng vào giữa. Lúc nầy, trung tá Vũ Hữu San kiêm luôn sĩ quan chỉ huy chiến thuật tại mặt trận. HQ 4 đã húc mũi tàu vào tàu Trung Cộng. Tàu Trung Cộng liền lảng tránh nơi khác.
Chiều 17-1-1974, Trung Cộng gởi thêm hai hộ tống hạm Kronstadt 271 và 274, tuy ngắn hơn các chiến hạm VNCH, nhưng tốc độ nhanh hơn và trang bị súng ống tối tân hơn các chiến hạm VNCH. Các tàu Trung Cộng chưa khiêu chiến, chỉ lảng vảng chung quanh hai đảo Duy Mộng (Drummond) và Quang Hòa (Duncan), có thể đang chờ đợi thêm viện binh.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, Hải quân V1DH đưa thêm tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ 5) do trung tá Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ 10) do thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng, cùng tiến ra Hoàng Sa. Trên HQ 5 lúc nầy có đại tá Hà Văn Ngạc là người thay trung tá Vũ Hữu San, phụ trách chỉ huy chiến thuật tại chiến trường, đặt bộ chỉ huy trên soái hạm HQ 5
Ngày 18-1-1973, lực lượng VNCH gồm bốn chiến hạm tham chiến trận Hoàng Sa: 1) Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) do Hải quân trung tá Lê Văn Thự (Khóa 10 SQHQ/Nha Trang) làm hạm trưởng. 2) Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) do Hải quân trung tá Phạm Trọng Quỳnh (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm hạm trưởng. 3) Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do Hải quân trung tá Vũ Hữu San (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm hạm trưởng. 4) Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) do Hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà (Khóa 12 SQHQ/Nha Trang) làm hạm trưởng.
Phía Trung Cộng, có 2 ngư thuyền võ trang mang số 402 và 407, hai trục lôi hạm mang số 389 và 396, hai chiếc Kronstadt mang số 271 và 274 và hai Tuần duyên hạm 281 và 282 tăng viện. Trong số này, chỉ có 4 chiến hạm T-389, T-396, K-271 và K-274 trực tiếp tham chiến. Còn hai Tuần duyên hạm 281 và 282 tới Hoàng Sa vào hồi 11 giờ 49 ngày 19/1, lúc đó trận hải chiến đã kết thúc vào hồi 11 giờ. Hai tiềm thủy đĩnh Trung Cộng mang số 282 và 289 cũng tới Hoàng Sa sau đó để tăng cường tuần tiễu và đề phòng lực lượng VNCH trở lại tái chiếm quần đảo. (Trần Đỗ Cẩm, “Trận hải chiến Hoàng Sa theo tài liệu Trung Cộng”, trong Tài liệu hải chiến Hoàng Sa, Westminster: Nhóm Thân Hữu Hoàng Sa, 2004.)
Chiều 18-1, các chiến hạm Trung Cộng bắt đầu khiêu khích, chạy ngang qua lại nhiều lần trươc đội hình chiến hạm VNCH. Lúc đó, các chiến hạm đều nằm về phía tây và tây bắc đảo Quang Hòa (Duncan). Hai bên chỉa súng vào nhau. Chiếc Kronstad 271 gởi công điện bằng Anh ngữ cho soái hạm HQ 5, khẳng định Hoàng Sa thuộc Trung Cộng. Đại tá Ngạc trả lời ôn hòa, yêu cầu tàu Trung Cộng ra khỏi hải phận Việt Nam. (Theo lời kể của cựu thiếu tá Phạm Văn Hồng. Thanh Phong, “Biển Đông dậy sóng”, nhật báo Viễn Đông, California, ngày 21-12-2009.)
Khi các chiến sĩ thuộc Biệt đội Hải kích VNCH dùng xuồng cao su đổ bộ vào đảo Quang Hòa do quân Trung Cộng chiếm trước đó, hai chiến sĩ xung phong đầu tiên bị bắn chết tại chỗ. Tin nầy được báo về đất liền. Vùng I DH báo cho tư lệnh Hải quân ở Sài Gòn. Đô đốc Trần Văn Chơn ra lệnh “Khai hỏa”.
Sáng 19-1-1974, chiến hạm hai nước đối mặt nhau. Tuân lệnh phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, lúc 10G.25 đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh khai hỏa trước. Cuộc đọ súng diễn ra ác liệt. Sau khoảng hơn nửa giờ giao tranh, phía VNCH, HQ 16 bị hư hại nặng, xin rút ra khỏi vòng chiến để sửa chữa. HQ 4 và HQ 5 cũng phải tháo lui. Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ 10) bị hư hại nặng. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và hạm phó Nguyễn Thành Trí đều bị thương.
Cuối cùng, Ngụy Văn Thà ra lệnh cho hạm phó Trí cùng thủy thủ đoàn phải đào thoát. Toàn thể thủy thủ đoàn xin hạm trưởng đào thoát luôn nhưng ông Thà không chấp nhận. Hạm phó Nguyễn Thành Trí xin ở lại cũng không được. Nguyễn Thành Trí từ trần trên đường trở về đất liền. Ngụy Văn Thà ở lại Biển Đông, hy sinh theo HQ 10. Bên cạnh ông lúc đó có hạ sĩ Đinh Hoàng Mai bị thương nặng nên ở lại cùng chết với Ngụy Văn Thà.
Ba giờ sau khi thủy thủ đoàn HQ 10 đào thoát theo lệnh của thiếu tá Ngụy Văn Thà, các tàu Trung Cộng đến cứu viện về phía Trung Cộng, mới bắn chìm HQ 10. (Trần Đỗ Cẩm, bài đã dẫn.) Điều nầy chứng tỏ các chiến hạm Trung Cộng tham chiến tại chỗ lúc đó bị hư hại nặng, không còn khả năng tấn công, dầu thủy thủ đoàn HQ 10 đào thoát, nên các tàu cứu viện của Trung Cộng đến sau, mới bắn HQ 10.
Sau khi bị Hải quân VNCH gây thiệt hại, Trung Cộng gởi thêm nhiều chiến hạm tăng cường và thay thế những chiến hạm bị bắn chìm, đồng thời tiến chiếm các đảo trong quần đảo Hoàng Sa chiều 19-1-1974.
THIỆT HẠI VỀ PHÍA VNCH
Ngoài HQ 10 bị chìm, các chiếc HQ 4, HQ 5 và HQ 16 đều bị hư hại. Lúc đó, HQ 4 và HQ 5 được lệnh quay lại chiến đấu, cố thủ Hoàng Sa. Đồng thời, bộ chỉ huy Hải quân V1DH dự tính gởi thêm tuần dương hạm Trần Quốc Toản (HQ 6) và hộ tống hạm Chí Linh (HQ 11) ra Hoàng Sa tăng viện. Tuy nhiên bộ chỉ huy Hải quân V1DH lại được tin từ phía cố vấn Hoa Kỳ cho biết Trung Cộng gởi 17 chiến hạm và phản lực cơ chiến đấu ra Hoàng Sa. Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại liền hội ý với chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, tư lệnh Sư đoàn I Không quân, nhờ phi cơ can thiệp.
Lúc đó, có tin rằng phi đội F-5 ở Đà Nẵng sẵn sàng bay ra Hoàng Sa chiến đấu, nhưng không đủ nhiên liệu bay về, nên dự tính sau khi tấn công, phi công sẽ bỏ máy bay, nhảy dù xuống biển thoát thân. Tuy nhiên, kế hoạch nầy được lệnh hủy bỏ vào phút chót. (Cựu thiếu tá Phạm Văn Hồng, bài đã dẫn.)
Cuối cùng, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại phải ra lệnh rút các chiến hạm trở về Đà Nẵng để bảo toàn lực lượng. (Hồ Văn Kỳ Thoại, sđd. tt. 169-171.) Vì vậy, khi HQ 4 và HQ 5 gần đến Hoàng Sa thì được lệnh về lại hậu cứ. Các chiến hạm về đến Đà Nẵng sáng 20-1-1973. Riêng HQ16 bị trúng đạn ở lườn tàu bên phải dưới mặt nước, không nổ, gây một lổ thủng và hư hại máy, nước tràn vào, nghiêng một bên, nhưng còn chạy được. Khi về Đà Nẵng, toán chuyên viên tháo gỡ đạn dược cho biết viên đạn cỡ 127 ly, sản xuất tại Hoa Kỳ, bắn từ HQ5. (Lê Văn Thự, “Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa”. http://www.vantuyen.net/index.php/). Quả đạn lạc nầy chưa nổ, chỉ phá thủng một lổ, nên tàu chưa bị chìm. “Trong chiến tranh, pháo binh, phi cơ bắn nhầm mục tiêu, trúng ph eta không phải là chuyện chưa từng xảy ra. (Hồ Hải, “Trận Hải Chiến Hoàng Sa, 45 Năm Trước”, điện báo Calitoday, 28-1-2019.)
Trên HQ 10, ngoài Ngụy Văn Thà, còn có 24 chiến sĩ tử thương, 26 chiến sĩ mất tích; trên HQ 4 có 2 chiến sĩ tử thương; trên HQ 5 cũng 2 chiến sĩ tử thương; và trên HQ 16 chỉ có một chiến sĩ tử thương. Hai chiến sĩ Biệt đội Hải kích bị bắn khi đổ bộ vào hải đảo. Số người bị quân Trung Cộng bắt là 49 người, trong đó có 1 nhân viên Tòa lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng. (Phạm Văn Hồng, bài đã dân.) Quân Trung Cộng đưa những người bị bắt về giam ở Quảng Châu. Qua sự can thiệp của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế, tất cả được trao trả sau 27 ngày bị giam. (HVKT, sđd. tr. 173.)
Hai ngày sau trận hải chiến, tàu chở dầu Hòa Lan Kopionella vớt được 23 người thuộc HQ 10 đang trôi dạt trên biển. Ngày 29-1-1973, ngư dân vớt được toán quân VNCH gần Mũi Yến (Quy Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan, 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát sau trận hải chiến. (Tổng hợp các tài liệu về Hoàng Sa.)
THIỆT HẠI VỀ PHÍA TRUNG CỘNG
Phía Trung Cộng bị thiệt hại nặng, nhưng giấu số thiệt hại. Khi HQ10 bị thiệt hại nặng, không tự mình di chuyển được, đoàn thủy thủ đào thoát, chứng tỏ các tàu trực chiến của Trung Cộng hoặc bị hư hại nặng, hoặc phải ủi bãi san hô, mà 3 giờ sau, tàu tiếp viện của Trung Cộng mới đến bắn chìm HQ10. (Trần Đỗ Cẩm, bài đã dẫn.)
Về sau, người ta mới biết rằng: hộ tống hạm Kronstadt 271 bị chìm, hộ tống hạm Kronstadt 274 bị hư hại, bất khiển dụng, phải ủi vào bãi san hô để binh sĩ đào thoát. Các trục lôi hạm 389, 391, bị hư hại nặng. Đô đốc Phương Quang Chính, tư lệnh mặt trận cùng đại tá Quan Đức, hạm trưởng hộ tống hạm Kronstadt 274, cùng toàn ban tham mưu hành quân bị tử thương giữa trận đánh. Đại tá Vương Kỳ Uy, hạm trưởng hộ tống hạm Kronstadt 271, trung tá Triệu Quát, hạm trưởng trục lôi hạm 389 và đại tá Diệp Mạnh Hải, hạm trưởng trục lôi hạm 396 đều bị tử thương. Số sĩ quan và binh sĩ Trung Cộng tử thương trong trận nầy không được biết rõ.
PHẢN ỨNG CỦA VNCH .
Sau khi xảy ra trận hải chiến ngày 19-1-1974, bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo lên án Trung Cộng xâm lăng và báo động thế giới rằng làm ngơ trước hành vi của Trung Cộng là khuyến khích kẻ gây hấn. Phần cuối bản tuyên cáo viết:
“Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm lăng trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chính sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.
Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.
Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.
Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn nầy là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chính sách bành trướng của chúng và sự kiện nầy đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ, đặc biệt là những nước Á Châu.
Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.” (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại giao, Sài Gòn, số 015/BNG/TTBC/TT.)
Sau đó, ngày 14-2-1974, chính phủ VNCH ra tuyên cáo xác định chủ quyền trên những hải đảo ngoài khơi VNCH. Sau khi tố cáo hành vi xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng, bản tuyên cáo viết:
“Trong dịp nầy, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.
Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất nầy.” (Tập san Sử Địa, Sài Gòn: số 29, tháng 1, 2 và 3-1975.)
Hộ Tống Hạm HQ-10 Nhật Tảo và tất cả các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trên biển khơi để chống lại quân xâm lăng Tàu cộng để bảo vệ Hải đảo Hoàng Sa - Việt Nam .
Công lao của những vị Anh Hùng ấy đáng được ghi nhớ đời đời như Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực qua hai câu thơ :
": Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa .
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn