[ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VIỆT NAM 1945 - 1975 ] CHÍNH THỂ QUỐC GIA VIỆT NAM ( 8/3/1949 - 23/10/1955 ) - VAI TRÒ XÂY DỰNG NỀN MÓNG CỦA 5 VỊ THỦ TƯỚNG DÂN SỰ VIỆT NAM .

31 Tháng Mười Hai 202111:33 SA(Xem: 1794)
Biển Mặn
Ϲɑo ngất Ƭrường Ѕơn, ôm ấρ tình thương nước rɑ sông nguồn
Ƭìm νề biển Đông, tình уêu thành sóng Ƭhái ßình Ɗương
Rồi từng đêm sương, sóng νỗ νề ru giấc quê hương
Nhưng quê hương chưɑ ngủ, khi bom đạn tơi bời còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương.
Ƭôi thức từng đêm thơ ấu, mà nghe muối ρhɑ trong lòng
Mẹ là mẹ Ƭrùng Ɗương, gào thɑn từ bãi trước ghềnh sɑu Ƭuổi trời quɑ mɑu, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi
Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi νào quân đội mà lòng thì chưɑ hề уêu ɑi.
Điệp Khúc:
Ŋgười уêu tôi, tôi mới quen mà thôi
Ļúc dừng quân trên νùng νừɑ tiếρ thu
Vùng hoɑng νu bóng dừɑ bờ cát dài
Gió lên từng chiều νàng nàng xõɑ tóc trên biển xɑnh
Người уêu tôi hɑу khóc trong chiều mưɑ
Ļúc màu xɑnh biển mặn đục sắc mâу
Bảo уêu ɑnh em muốn chuуện đôi mình
Như màu xɑnh biển tình trong ngàу trời xinh rất xinh.
Ƭôi đến lại đi, xɑ νắng đời tôi chiến chinh lâu dài
Miệt mài đời trɑi, νượt truông dài che khuất biển xɑnh
Đẹρ tựɑ trong trɑnh, gót bùn lầу cho lúɑ thêm xɑnh
Ƭrong bɑo lần quân hành, tôi quɑ νùng khô cặn
Mồ hôi thành biển mặn trên môi.
Lời bài hát "Biển Mặn" do Nhạc sĩ : Trần Thiện Thanh
(Nghe Qua YouTube)
1-Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân (1892 – 1989) là Thủ tướng của Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ từ ngày 8 tháng 10 năm 1947 đến ngày 27 tháng 5 năm 1948, sau đó giữ chức vụ Thủ tướng lâm thời của Quốc gia Việt Nam từ ngày 27 tháng 5 năm 1948 đến 14 tháng 7 năm 1949. Ông còn là sĩ quan gốc Việt đầu tiên mang quân hàm cấp tướng của quân đội Pháp (1947).
Cuộc đời và sự nghiệp​ :
Ông xuất thân trong một gia đình đại điền chủ ở Nam Kỳ. Vốn gia đình có quốc tịch Pháp, ông sang Pháp học từ nhỏ. Học giỏi, ông đậu vào Trường Bách khoa Paris năm 1912 và gia nhập quân đội Pháp. Ông phục vụ trong binh chủng pháo binh, tham gia Thế chiến I và sau đó được từ từ thăng cấp. Trước năm 1945, ông là vị sĩ quan người Việt mang quân hàm cao nhất trong quân đội Pháp: Quan năm (Đại tá/Colonel).
Sau năm 1946, khi Cộng hòa tự trị Nam Kỳ thất bại, người Pháp nghĩ đến giải pháp Bảo Đại để bảo vệ lợi ích của Pháp tại Việt Nam và thực hiện chiến lược "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" của khối các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp. Người trung gian của Pháp là Đại tá Nguyễn Văn Xuân. Vào giữa năm 1947, Nguyễn Văn Xuân được nhà nước Pháp phong quân hàm Thiếu tướng và ngày 8 tháng 10 năm 1947, ông được Hội đồng tư vấn Nam kỳ bầu vào chức vụ Thủ tướng và thành lập Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, với tên mới là chính phủ Nam phần Việt Nam.
Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người Pháp lập ra các cơ quan hành chính tạm thời là Hội đồng An dân Bắc phần và Hội đồng Chấp chánh lâm thời Trung phần do Trương Đình Tri và Trần Văn Lý đứng đầu.
Trong khi đó những người bảo hoàng cố thương lượng với Pháp về chủ quyền đất nước. Theo Thỏa ước Vịnh Hạ Long ngày 6 tháng 12 giữa Cao ủy Bollaert và Bảo Đại thì Pháp thừa nhận nước Việt Nam độc lập nhưng có điều kiện hạn chế về ngoại giao, quốc phòng và quy chế dân tộc thiểu số. Để xúc tiến việc trao trả độc lập hoàn toàn và sửa đổi những khoản trên, ngày 26 tháng 3 năm 1948 ở Hồng Kông Bảo Đại tuyên bố thành lập chính phủ Trung ương của Quốc gia Việt Nam. Năm người được đề cử làm Thủ tướng lúc bấy giờ là Ngô Đình Diệm, Lê Văn Hoạch, Trần Văn Hữu, Khương Hữu Long và Nguyễn Văn Xuân, nhưng Ngô Đình Diệm, Khương Hữu Long, và Lê Văn Hoạch khước từ vì không tán thành nghị định thư của Thỏa ước Vịnh Hạ Long. Bác sĩ Khương Hữu Long đề nghị với Bảo Đại và toàn quyền Pháp cho Trầ̀̀n Văn Hữu. Cuối cùng Trần Văn Hữu nhường cho Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam.
Ngày 27 tháng 5 năm 1948, ông đệ trình danh sách nội các Chính phủ. Đến ngày 5 tháng 6 năm 1948 thì tuyên cáo Hạ Long được chính thức ký kết, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một Chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại.
Ngày 1 tháng 4 năm 1949, ông được Chính phủ Pháp thăng hàm Trung tướng quân đội thuộc địa (General de division des troupes coloniales).
Ngày 24 tháng 4 năm 1949, cựu hoàng Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ lâm thời của Quốc gia Việt Nam tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng. Bảo Đại cũng tuyên bố tạm kiêm quyền Thủ tướng, vì vậy cử ông làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông giữ chức vụ Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời đến ngày 21 tháng 1 năm 1950. Sau khi chính phủ Nguyễn Phan Long được thành lập, ông trở về Pháp và sống cuộc đời thầm lặng ở đó cho đến khi qua đời.
Năm 1989, ông từ trần tại Pháp, hưởng thọ 97 tuổi.
2-Thủ Tướng Nguyễn Phan Long (1889 – 1960) là một nhà báo, nhà hoạt động chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Ông từng được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng đầu tiên của chính phủ Quốc gia Việt Nam kiêm Tổng trưởng Nội vụ trong một thời gian ngắn (chưa đầy 4 tháng).
Thân thế và khởi sự với nghề giáo​ :
Ông sinh năm 1889, trong một gia đình điền chủ lớn lâu đời ở Nam Kỳ, trú quán lâu năm tại Sài Gòn. Thuở nhỏ, ông học tại trường Albert Sarraut Hà Nội, sau đó du học Pháp. Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 19, ông cùng với Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo và một số trí thức người Việt quốc tịch Pháp tập hợp thành một nhóm sinh hoạt chính trị, với mục đích can thiệp với chính quyền thực dân nhằm ban hành các đạo luật hoặc quy chế cho dân bản xứ tầng lớp trên ở Đông Dương có quyền tham chính và được hưởng các quyền lợi ngang với người Pháp.
Sau khi về nước, ông khởi đầu với nghề dạy học và mở trường trung học Nguyễn Phan Long nổi tiếng dạy hay thời bấy giờ.
Nguyễn Phan Long và đạo Cao Đài​ .
Do chủ trương Pháp-Việt Đề huề, thỏa hiệp với thực dân Pháp nhằm giành quyền lợi về kinh tế, chính trị cho dân bản xứ tầng lớp trên, thiếu hẳn sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và không có thực lực, đảng Lập Hiến nhanh chóng bị chính quyền chi phối. Năm 1930, đảng Lập Hiến ngừng hoạt động một cách lặng lẽ.
Mặc dù vậy, với quá trình hoạt động của mình, Nguyễn Phan Long vẫn là một nhà hoạt động chính trị xã hội có uy tín thời bấy giờ. Năm 1936, ông tham gia phong trào Đông Dương đại hội vận động dân chủ. Tuy nhiên, phong trào bị Pháp khủng bố trắng, ông bị cô lập một thời gian.
Ông bắt đầu chuyển hướng cổ súy nhiệt thành cho tinh thần của đạo Cao Đài trong nhiều bài báo của mình . Thậm chí, trong năm 1936, ông còn giữ chức vụ Tổng trưởng Liên Hòa Tổng hội, một tổ chức nỗ lực thống nhất tổ chức giáo hội toàn đạo Cao Đài nhưng bất thành . Tuy nhiên, ông không phải là tín đồ Cao Đài.
Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ năm 1945, ông tiếp nhận và cải tổ lại tờ L’Echo annamite thành tờ L’Echo du Vietnam (Tiếng vọng Việt Nam), chủ trương chống ly khai. Chính vì xu hướng mới này, ông từng bị các nhân vật phân ly trong chính phủ Nam Kì tự trị kỳ thị, trấn áp một thời gian.
Tuy nhiên, cuối cùng thì "Giải pháp Bảo Đại" cũng ra đời, về danh nghĩa thống nhất một nước Việt Nam với Quốc trưởng Bảo Đại. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Bảo Đại được thành lập, trong đó Quốc trưởng Bảo Đại kiêm nhiệm Thủ tướng của Quốc gia Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Nguyễn Phan Long được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Ngoại giao . Ngày 21 tháng 1 năm 1950, Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ của Quốc gia Việt Nam . Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau, ngày 27 tháng 4 năm 1950, ông phải từ chức dưới áp lực của Phủ Cao ủy Pháp vì cho rằng ông có quá nhiều tư tưởng Quốc gia độc lập và thân Mỹ.
Sau khi từ chức, ông tiếp tục trở lại sống bằng nghề dạy học và viết báo. Từ đó, ông sống trong thầm lặng , rồi qua đời tại nhà riêng ở Sài Gòn ngày 16 tháng 7 năm 1960, thọ 71 tuổi .
3-Thủ Tướng Trần Văn Hữu (1895 – 1985), quê ở Vĩnh Long, là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Quốc gia Việt Nam từ tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1952.
Thời trai trẻ​ :
Trần Văn Hữu sinh năm 1895, tại làng Long Mỹ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) trong một gia đình địa chủ giàu có. Cha ông giữ chức hương cả trong làng. Lúc nhỏ, Trần Văn Hữu học chương trình Pháp. Lớn lên ông sang Pháp du học và tốt nghiệp với bằng kỹ sư canh nông. Khi về nước, ông làm việc ở ngân hàng địa ốc.
Tháng 12 năm 1946, tại Nam Kỳ một nội các do bác sĩ Lê Văn Hoạch làm Thủ tướng được thành lập. Trần Văn Hữu được trao chức Bộ trưởng Tài chính. Do tình hình chính trị bất ổn vào giai đoạn này, nhiều công nhân viên chức bỏ việc, hoặc bỏ vào vùng kháng chiến. Để đối phó, Trần Văn Hữu quyết định tăng lương cho công chức, kêu gọi họ trở về làm việc cho chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động của chính phủ Lê Văn Hoạch tỏ ra kém hiệu quả. Một chính phủ khác, do Trung tướng Nguyễn Văn Xuân đứng đầu, được thành lập.
Năm 1947, trước khi về nước lập chính phủ, cựu hoàng Bảo Đại mời nhiều nhân vật như ông Ngô Đình Diệm, bác sĩ Phan Huy Quát, bác sĩ Lê Văn Hoạch, Trần Văn Hữu, Nguyễn Tôn Hoàn... qua gặp mặt tại Hong Kong. Tháng 10 năm 1947, Trần Văn Hữu được thăng chức Phó Thủ tướng trong chính quyền mới. Ông tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, đưa nhiều người Việt vào nắm quyền với nỗ lực tạo một hình ảnh chính phủ thực quyền của người Việt.
Lên làm Thủ Tướng​ :
Ngày 6 tháng 5 năm 1950, kỹ sư Trần Văn Hữu thay thế Nguyễn Phan Long nắm giữ chức vụ thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam (kiêm tổng trưởng Ngoại giao và Nội vụ). Trong khoảng hai năm làm thủ tướng, ông đã góp phần xây dựng quân đội Quốc gia Việt Nam, thành lập bộ tổng tham mưu quân đội, mở trường đào tạo sĩ quan người Việt nhằm thay thế cho sĩ quan Pháp, vũ trang cho các lực lượng giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa và cả quân Bình Xuyên.
Đầu tháng 9 năm 1951, Trần Văn Hữu dẫn đầu đoàn Quốc gia Việt Nam tham gia hội nghị 51 nước có đóng góp trong việc đánh bại Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại San Francisco, Mỹ theo lời mời của chính phủ Mỹ. Tại hội nghị, ông bày tỏ quan điểm ủng hộ các nước đồng minh phương tây và yêu cầu Nhật Bản bồi thường chiến phí. Ông cũng nhân hội nghị này khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nguyên văn:
": Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa."
Trong thời gian Trần Văn Hữu làm thủ tướng còn diễn ra sự kiện ngày 29 tháng 6 năm 1950, Pháp chính thức công nhận Quốc gia Việt Nam là một thành viên có chủ quyền trong khối Liên hiệp Pháp, theo thỏa ước Pau. Ngày 7 tháng 2 năm 1950, Mỹ và Anh cùng một số quốc gia chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Quốc gia Việt Nam. Tòa đại sứ Mỹ đầu tiên đặt tại Sài Gòn do ông Donald Heath, một nhân vật ngoại giao kỳ cựu làm đại sứ.
Dưới thời ông Trần Văn Hữu, Mỹ bắt đầu liên quan sâu hơn vào tình hình Việt Nam với việc đặt phái bộ quân sự, mở chương trình Việt ngữ trên Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và tăng cường viện trợ. Ngày 16 tháng 2 năm 1951, Trần Văn Hữu trình diện một nội các mới. Một tháng sau, chính phủ Quốc gia Việt Nam phê chuẩn hiệp định chấp nhận khoản viện trợ 16 triệu đô-la Mỹ (tương đương 117 triệu đô-la Mỹ trong năm 2014) của Mỹ cho ba nước Đông Dương. Ngày 7 tháng 9 năm 1951, Mỹ ký hiệp định tương trợ với chính quyền Quốc gia Việt Nam.
Tháng 6 năm 1952, Trần Văn Hữu rời ghế thủ tướng, thay ông là Nguyễn Văn Tâm.
4-Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm (1893 – 1990) là Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam dưới quyền Quốc trưởng Bảo Đại từ tháng 6 năm 1952 đến tháng 12 năm 1953. Ông là người Tây Ninh, nguyên đảng viên Chi bộ Pháp của Quốc tế Công nhân (sau là Đảng Xã hội Pháp).
Nguyễn Văn Tâm sinh tại Tây Ninh, xuất thân từ một thầy giáo dạy trường Tây Ninh, sau được chuyển qua ngạch hành chính với chức vụ đốc phủ. Ông có học một năm quản lý hành chính tại Hà Nội, viết và nói tiếng Pháp rất hay và lưu loát.
Trong giai đoạn làm quận trưởng quận Cai Lậy khoảng những năm 1930 và đặc biệt là 1940-1941, khi khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, Nguyễn Văn Tâm tỏ ra cứng rắn , thẳng tay đối phó những người cộng sản , nên ông được đặt cho biệt danh "cọp Cai Lậy" hay "hùm xám Cai Lậy". Tháng 9 năm 1945, sau khi Việt Minh CS giành lại chính quyền từ tay người Pháp, ông bị tổ chức Thanh niên tiền phong của Việt Minh CS bắt ở Chợ Đệm, bị chặt ngón tay giữa và bị tống giam. Nhưng sau đó, quân Pháp nổ súng chiếm lại Sài Gòn. Ông Tâm được quân Pháp cứu ra trong một trận tảo thanh do đại tá Massu chỉ huy vào tháng 9 năm 1945.
Ông được người Pháp giao cho cai quản quận cũ Cai Lậy. Năm 1950, ông Tâm được trao chức Tổng giám đốc công an Sài Gòn.
Sau đó, ông có mặt trong chính phủ Trần Văn Hữu chuyên trách về bảo vệ an ninh .
Ông được bổ làm Thủ hiến Bắc Việt thay ông Nguyễn Hữu Trí của đảng Đại Việt vào tháng 12 năm 1951.
Tháng 6 năm 1952, vì Việt Minh CS tấn công mạnh ở miền bắc Việt Nam nên Bảo Đại trao quyền thủ tướng cho ông. Tuy nhiên, nội các do ông Tâm thành lập, trừ ông Vũ Hồng Khanh lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng làm bộ trưởng thanh niên và thể thao, số còn lại không được tín nhiệm vì xu hướng thân Pháp .
Ông Tâm làm thủ tướng đến tháng 12 năm 1953, thay ông là ​Hoàng thân Nguyễn Phúc Bửu Lộc.
Năm 1955, ông sang Pháp định cư. Ông qua đời ở Paris ngày 23 tháng 11 năm 1990, thọ 97 tuổi.
Gia đình:
Ông có một người con trai là Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam (1952 – 1954), Trung tướng Không quân (Général de corps aérien), Tham mưu phó Không quân Pháp .
Ông có một người cháu nội tên là Jonathan Nguyễn Văn Tâm, hiện là Phó Giám đốc Y tế Anh.
Năm 1955, ông sang Pháp định cư. Ông qua đời ở Paris ngày 23 tháng 11 năm 1990, thọ 97 tuổi.
5-Thủ Tướng Nguyễn Phúc Bửu Lộc (sinh ngày 22 tháng 8 năm 1914 tại Huế, mất ngày 27 tháng 2 năm 1990 tại Paris). Ông là Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Quốc gia Việt Nam từ ngày 11 tháng 1 năm 1954 đến ngày 16 tháng 6 năm 1954 thì từ chức.
Thân thế :
Cha ông là cụ Nguyễn Phúc Ưng Tôn. Cụ Tôn là con cụ Nguyễn Phúc Hường Thiết và là cháu nội của Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh (con thứ 11 của vua Minh Mạng và là một nhà thơ có tiếng tăm). Như vậy, ông là chít nội của vua Minh Mạng tức là cháu 5 đời, gọi Minh Mạng là ông sơ; và là vai chú của vua Bảo Đại. Ông và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là anh em cô cậu ruột.
Lúc trẻ ông học trung học tại Hà Nội và sau đó học luật tại Đại học Montpellier.
Gia cảnh​ :
Ông kết hôn vào năm 1958 với một phụ nữ Pháp nhũ danh là Pacteau. Hai ông bà chỉ có một con trai, Jean-François Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc (sinh 18 tháng 10 năm 1959).
Ông qua đời vào năm 1990 tại Paris, hưởng thọ 76 tuổi.
Nội các Bửu Lộc .
Ông là Tham mưu trưởng của Bảo Đại vào năm 1948, sau đó được bổ nhiệm Đại diện đặc biệt của Quốc gia Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tháng 4 năm 1949, ông tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Sang năm 1951 ông là Hội trưởng của Hội Hoàng gia ở Paris và là Cao ủy đại diện Quốc gia Việt Nam tại Pháp.
Sau đó, Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Quốc gia Việt Nam. Ngày 17 tháng 12 năm 1953 khi Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đệ đơn từ chức thì Bửu Lộc được giao việc thành lập nội các mới. Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Bảo Đại ra sắc lệnh số 4/CP chuẩn y danh sách nội các mới. Hoàng thân Bửu Lộc làm Thủ tướng từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 16 tháng 6 năm 1954 thì từ chức. Ông Ngô Đình Diệm lên kế nhiệm là Thủ tướng cuối cùng của Chính thể Quốc Gia Việt Nam . Sau khi Việt Nam chia thành hai miền Nam-Bắc .
Ngày 23-10-1955 Thủ tướng Diệm đã tổ chức Trưng cầu Dân Ý gian lận và đã truất phế lật đổ vai trò chính trị Quốc Trưởng Bảo Đại và chính thể Việt Nam Cộng Hòa đuợc thành hình tiếp nối Quốc Gia Việt Nam .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn