- Đây là chương trình RADIO thiện chí của Liên Đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa.
- Nhằm mục đích đóng góp vào sự duy trì và phát triển Tiếng Việt đồng thời Nhắc nhớ Lịch sử để nung tinh thần hào hùng Dân Tộc VN cho thế hệ nối tiếp của dòng giống Rồng Tiên Việt Nam.
- Cây có gốc, nước có nguồn. Con người có quê hương, đất nước, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ôn Nguồn Sử Việt giúp các em học sinh thế hệ trẻ Việt Nam nhớ nguồn gốc quê hương VN . Hơn thế nữa, Tiếng Việt & Ôn Nguồn Sử Việt hy vọng gây ý thức Dân Tộc nơi Thanh thiếu niên Lạc Việt.
Lần giở sử cũ, 265 năm trước, năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát có được đất Lôi Lạp. Đất Lôi Lạp xưa, nay là vùng bán đảo Gò Công (thời vua Minh Mạng gọi là Khổng Tước Nguyên - gò chim Công) nay thuộc tỉnh Tiền Giang, bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và huyện cù lao Tân Phú Đông giữa sông Tiền. Theo các nhà nghiên cứu về Gò Công, năm 1852 dưới thời Vua Tự Đức, huyện lỵ Tân Hòa (trấn Gia Định) đóng ở thôn Thuận Tắc, thuộc tổng Hòa Lạc Hạ nay là thị xã Gò Công . (Hình ảnh Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Định)
Ngày 4-1-75, trước 9 giờ đã có đầy đủ số trực thăng như dự định nên 300 quân Liên Đoàn Biệt Cách Dù 81 (BCD) đã vào được Phước Long với một số tổn thất tương đối. 300 quân BCD nhảy vào một chiến trường mà hết 90% vị trí phòng thủ đã lọt vào tay địch quân CS với tuyến phòng thủ VNCH quá suy sụp, hàng ngũ chiến đấu không còn nguyên vẹn thì giờ phút khai tử Phước Long chẳng còn bao lâu, nếu không được tiếp tục đưa thêm quân tăng viện vào. Phần lực lượng còn laị của Liên Đoàn 81 BCD đã sẵn sàng để vào tiếp viện nhưng lệnh trên không cho nên ngày 6-1-75, Phước Long đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân. Liên Đoàn 81 BCD đã sử dụng trực thăng cứu thoát được trên 100 quân ở xung quanh rừng Phước Long, trong số này có 7 quân nhân thuộc đơn vị bạn, số còn lại kể như bị chết, bị bắt hay mất tích. (Hình ảnh Đại Tá Nguyễn Thống Thành - Tiểu Khu Trưởng Phước Long ngày 1-1-1975 - Xin Hát cho những Người vừa nằm xuống chiều qua.)
Đến đầu năm 1973, Bộ chỉ huy Sư đoàn 5 Bộ Binh (BB) đóng tại Lai Khê, Tỉnh Bình Dương, với một trung đoàn thường đóng tại Quận Phú Giáo. Trong khi , Trung đoàn 205 CS hoạt động dưới sự kiểm soát của Sư đoàn 7 CS, đang chống lại Sư đoàn 5 BB ở phía đông Bình Dương. Đồng thời, Sư đoàn 7 CS đang hành quân từ một căn cứ phía đông Quốc lộ 13 giữa Trại Chơn Thành và Quận Bàu Bàng. Lo lắng cho an ninh của Tiểu Khu Phước Long đã thúc đẩy việc đóng quân của Trung đoàn 9 BB tại Chi Khu Phước Bình. Tháng 11 năm 1973 TT Thiệu cách chức Đại Tá Lịch vì tội tham nhũng và điều Đại Tá Lê Nguyên Vỹ về làm Tư lệnh Sư đoàn 5 BB . ((Hình ảnh núi Bà Rá phía Đông nam Tiểu Khu Phước Long)
Đây là huy hiệu chính thức & duy nhất của
Quân chủng Địa Phương Quân QLVNCH.
Nền màu vàng tươi: chỉ dòng Lạc Việt-Lạc Hồng .
Hình Hiệp sĩ trong bộ chiến y và binh khí ngoài chiến trường... Hình thức: Huy hiệu ĐPQ hình lục giác với viền chỉ thêu màu đen; nền huy hiệu gồm 2 màu: vàng tươi và màu ô-liu-olive hay xanh lá dùng để ngụy trang khi hành quân; màu ô-liu chỉ xuất hiện sau Tết Mậu Thân 1968; huy hiệu ĐPQ được may trên cánh tay áo bên trái. Bên trong huy hiệu là "Bộ áo Giáp bằng sắt với thanh Kiếm và khẩu Súng thần công đặt chéo nhau";
2. Ý nghĩa: Bộ áo giáp sắt tượng trưng cho sự chống đỡ, sự che chở, sự bảo vệ ... Ngày xưa những Hiệp sĩ thường dùng khi ra trận (thanh Kiếm thường phải đi đôi với bộ Giáp sắt). Khẩu súng Thần công và thanh kiếm tượng trưng cho uy lực và sức mạnh.
3. Ý nghĩa thâu gọn: BẢO QUỐC - AN DÂN.
( Hình ảnh Quân Kỳ - Phù Hiệu Địa Phương Quân&Nghĩa Quân-VNCH )
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.